Caùc vieäc aùc khoâng laøm, moãi naêm ñöôïc bình an.
Caùc vieäc thieän neân laøm, haèng naêm ñöôïc nhö yù

luanlydaoduc.vn

TỪ TRONG SI MÊ KHỞI VỌNG TƯỞNG, PHÂN BIỆT, CHẤP TRƯỚC, THỊ PHI, NHÂN NGÃ, THAM SÂN SI MẠN NHỮNG THỨ NÀY LÀ TẠO NGHIỆP

TỪ TRONG SI MÊ KHỞI VỌNG TƯỞNG,

PHÂN BIỆT, CHẤP TRƯỚC, THỊ PHI,

NHÂN NGÃ, THAM SÂN SI MẠN

NHỮNG THỨ NÀY LÀ TẠO NGHIỆP

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Tánh đức là cái vốn có của bạn, nhưng hiện tại bạn mê rồi, do đó vô lượng trí tuệ đức năng không thể hiện tiền. Phật hết lòng hết dạ khuyên bảo chúng ta.

Tại sao trí tuệ đức năng không thể hiện tiền vậy?

Do mê hoặc, ngu si. Từ trong si mê sinh khởi vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, thị phi, nhân ngã, tham sân si mạn, những thứ này tạo nghiệp, đây chính là phá hoại môi trường tự nhiên, khiến đức năng vốn có trong tự tánh của chúng ta sinh ra chướng ngại, không thể hiện tiền, Phật gọi những người này là phàm phu.

Chỉ cần trừ sạch những chướng ngại này thì trí tuệ đức năng hồi phục lại ngay, người này liền được gọi là Phật Bồ Tát. Phật Bồ Tát khác biệt với chúng sanh là ở chỗ này. Chúng ta chỉ cần tin lời Phật, hiểu rõ lời của Phật, nương theo lời Phật mà làm thì có thể hồi phục tánh đức.

Trong Kinh Hoa Nghiêm, Bồ Tát Phổ Hiền đã nêu ra mười cương lĩnh tu học cho chúng ta, trong đó điều thứ nhất là Lễ Kính Chư Phật, đây cũng chính là nói tu hành chân chánh phải bắt đầu từ Lễ Kính Chư Phật.

Tiên Sinh Liễu Phàm ở chỗ này dạy chúng ta phải kính trọng tôn trưởng, chính là thực tiễn Lễ Kính Chư Phật. Đây là bước đầu thực hiện bồi dưỡng tâm kính trọng, kính yêu tôn trọng, đây là tánh đức.

Sau đó dùng loại kính yêu này, kính yêu chân thành, tôn trọng chân thành, đối xử tất cả chúng sanh không còn phân biệt, không còn chấp trước nữa, đây chính là sự bộc lộ của tánh đức, chính là Lễ Kính Chư Phật của Bồ Tát Phổ Hiền thật sự thực tiễn rồi.

Chỉ cần thực hiện được một điều này thì chín điều còn lại sẽ dễ làm thôi, sẽ không khó, đời sống của bạn, công việc của bạn, đối nhân xử thế tiếp vật, tư tưởng  ngôn ngữ hành vi của bạn đều là hạnh Phổ Hiền, cũng chính là biện pháp tu hành của Bồ Tát Phổ Hiền, bạn đạt được rồi.

Trong Phật Pháp đại thừa, hạnh Phổ Hiền là phương pháp tu hành thù thắng nhất, phương pháp này có thể thành Phật, hay nói cách khác, phương pháp này có thể minh tâm kiến tánh, thành Phật chính là minh tâm kiến tánh.

Chúng ta hãy tư duy thật kỹ, những Kinh Luận này chúng ta đọc rất nhiều, khi nói đến chúng ta đều thấy rất quen, hoàn toàn không xa lạ, nhưng mà mãi mãi không thể thành hiện thực.

Nguyên nhân do đâu vậy?

Nguyên nhân là thực hành không đủ lực, nói lời thành thật là hoàn toàn không muốn thực hành. Không chỉ là thực hành không đủ lực, mà căn bản là không chịu làm, cho nên chúng ta không có cách gì khế nhập cảnh giới của Phật Bồ Tát. Nói lời thành thật, nghĩa chân thật của Thập đại nguyện vương chúng ta hiểu chưa được thấu triệt, hoàn toàn chưa phải thật sự hiểu rõ.

Thật sự hiểu rõ rồi thì làm gì có đạo lý không làm theo?

Các bậc Cổ Thánh Tiên Hiền dùng phương pháp này để bồi dưỡng tánh đức. Người nếu như có thể kính trọng cha mẹ, kính trọng thầy cô giáo, kính trọng người lớn, ra tay làm từ chỗ này thì dễ dàng, nhưng ngày nay thì khó.

Xã hội ngày nay tôn sùng tự tôn phổ biến, không biết tôn trọng người khác, tự đại, cho nên tập khí ngạo mạn không ngừng đang tăng trưởng, mãi luôn áp chế người khác. Tâm thái như vậy là tạo tội nghiệp cực nặng, là hoàn toàn trái ngược lại với tánh đức.

Không học Phật đã là không chịu nổi rồi, học Phật vẫn muốn làm như vậy thì đâu có đạo lý nào không đọa lạc?

Chúng ta phải hiểu được ý nghĩa này.

Tại sao Phật phải dạy chúng ta như vậy?

Phương pháp dạy học này không phải Ngài sáng tạo, không phải do Ngài thiết kế, mà hoàn toàn thuận theo tự nhiên, hoàn toàn thuận theo tánh đức.

Nếu như chúng ta hiểu rõ, sáng tỏ rồi thì tự nhiên có thể y giáo phụng hành một cách rất hoan hỷ, cố gắng học tập, học tập ở trong đời sống, học tập ở trong đối nhân xử thế tiếp vật.

***