Caùc vieäc aùc khoâng laøm, moãi naêm ñöôïc bình an.
Caùc vieäc thieän neân laøm, haèng naêm ñöôïc nhö yù

luanlydaoduc.vn

TIẾC THAY CON CÁI KHÔNG HIỂU ĐƯỢC LÒNG CHA MẸ, KHÔNG HIỂU CÔNG ƠN DƯỠNG DỤC CỦA CHA MẸ

TIẾC THAY CON CÁI KHÔNG HIỂU

ĐƯỢC LÒNG CHA MẸ, KHÔNG HIỂU

CÔNG ƠN DƯỠNG DỤC CỦA CHA MẸ

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Trong quá khứ, con cái có nghĩa vụ phải cung phụng cha mẹ lúc về già, có trách nhiệm nuôi dưỡng cha mẹ lúc lớn tuổi, không thể không cung phụng, vì cung phụng cha mẹ là báo ân.

Xã hội hiện tại không coi trọng việc này, Trung Quốc học theo các nước khác, không còn người cung phụng cha mẹ. Các quốc gia, mười sáu tuổi được xem đủ quyền công dân, tôi cũng có một thời gian khá dài ở Mỹ, thiếu niên mười sáu tuổi ở quốc gia này đã đủ quyền công dân.

Có thể nói mười sáu tuổi là cha mẹ chúng có thể không ràng buộc chúng rồi, nó muốn đi đâu cứ đi, vì mười sáu tuổi là tuổi thành niên. Khi tôi đang ở Mỹ, trong Đạo Tràng chúng tôi có một người Trung Quốc đến tham dự khoá tu.

Con của ông này bỏ nhà ra đi, ông đi báo cảnh sát, cảnh sát hỏi ông: Con bạn bao lớn?

Mười tám.

Mười tám tuổi mà ông còn quản lí nó ư?

Mười sáu tuổi đã không còn chịu sự quản lí của gia đình, đằng này nó đã mười tám. Đây là xã hội Mỹ. Trên thực tế rất nhiều con cái, sau khi bỏ nhà đi, suốt đời không còn gặp lại cha mẹ. Cả một năm, tết nhất, nhận được thiệp chúc tết, họ vui khôn tả, anh xem, con cái hãy còn nhớ đến tôi.

Bởi thế hoàn cảnh người già ở Mỹ rất đáng thương, cha mẹ nào không thương yêu con cái?

Nhưng tiếc thay con cái không hiểu được lòng cha mẹ, không hiểu công ơn dưỡng dục của cha mẹ.

Người xưa có câu: Đến lúc bạn nuôi con mới hiểu được lòng cha mẹ. Nhưng người nước ngoài, đến lúc nuôi dạy con cái, họ vẫn không hiểu được công ơn cha mẹ, vì họ không có hệ thống luân lí, đạo đức, nhân quả, đó là tình cảnh xã hội ngày nay.

Vì vậy chúng ta có thể đoán ra nguyên nhân biến động của xã hội hiện tại, chúng ta cũng thấy được nguyên nhân của những tai hoạ xảy ra trên địa cầu chúng ta đang sống và chúng ta cũng biết được phương pháp để phòng tránh.

Nhưng khổ nỗi, một số người không tin, họ không tiếp nhận, nhà khoa học chỉ nghiên cứu trên phương diện vật lý, họ không hiểu tâm lý. Rất ít những nhà khoa học thực sự phát hiện, những hiện tượng vật lý là do ý niệm biến hiện ra, người am hiểu điều đó cũng không nhiều, không phải ai cũng nắm rõ. 

Ý niệm là nền tảng của tất cả vật chất, vậy nên rất có lý khi Phật nói cảnh tuỳ tâm chuyển, vừa có căn cứ khoa học, cảnh giới đúng là chuyển biến theo tâm.

Chúng ta giúp đỡ chúng sinh thoát khổ, đồng thời giúp họ được vui. Vừa rồi tôi đã đề cập, thứ nhất là trẻ em, nếu biết giáo dục, các bạn trẻ sẽ là nhân tài cho xã hội trong tương lai, khi người trẻ đã giác ngộ thì xã hội đã được cứu vãn.

Nếu người trẻ vẫn còn mê lầm thì xã hội đó đã băng hoại. Hoàn cảnh người già đáng thương, nuôi dưỡng con cái, nhưng con cái lại bất hiếu, không đoái hoài đến cha mẹ, thậm chí không ngó ngàng đến cha mẹ ăn ở ra sao. Những hạng người như thế này thậm chí đang chiếm số đông trong xã hội ngày nay, họ ghét bỏ cha mẹ, coi thường người lớn tuổi, đây là việc làm đại bất hiếu.

Những người này họ không hiểu biết, ta nói chuyện với họ, họ hoàn toàn không hiểu, họ không tiếp thu, bởi thế phần đông những người lớn tuổi lúc về già thường đến ở trong những viện dưỡng lão. Tôi đã có dịp tham quan rất nhiều viện dưỡng lão.

Trước đây, lúc tôi độ năm, sáu mươi tuổi, muốn tìm hiểu những nơi như viện dưỡng lão hay dạy trẻ. Bởi thế mỗi lần đến một quốc gia nào, nhất định tôi phải đến thăm những nơi như cơ sở phúc lợi cho người già, hay thăm viện dưỡng lão.

Những năm đầu, hệ thống viện dưỡng lão ở Mỹ còn tạm được, tổ chức khá tốt. Lúc bấy giờ kinh tế Mỹ đang phát triển, nhưng nghe những năm gần đây đã bắt đầu tuột dốc.

Công tác dưỡng lão ở các địa phương, chắc chỉ có Australia là ổn hơn cả, nhưng cũng chỉ tạm được về mặt vật chất, còn đời sống tinh thần thì hầu như vắng bóng, các cụ già làm gì ở đó?

Mỗi ngày ngồi ăn chờ chết, tôi nghĩ tinh thần các cụ những nơi như ở viện dưỡng lão không bao giờ thấy thoải mái, vì sao?

Vì họ không muốn nói chuyện, mỗi ngày ngồi đờ đẫn nơi đó, đúng như câu người Trung Quốc thường nói: Ngồi ăn chờ chết. Ở viện dưỡng lão hình như một hai ngày là có người mất, ngày nào cũng chứng kiến cảnh này, lại nghĩ một ngày không xa sẽ đến lượt mình, xoay vòng đến mình.

Quý vị xem tâm lí các cụ nhiều đau khổ, nhiều buồn tủi như thế. Khi chúng tôi tiếp chuyện các cụ ở viện dưỡng lão, chỉ mới chào hỏi thôi các cụ đã hớn hở. Chúng tôi cũng thăm hỏi việc nuôi dưỡng các cụ, họ làm việc này cũng chỉ để kiếm tiền, họ xem đây như một ngành kinh doanh, không phải vì lòng nhân đạo, nó đã bị thương mại hoá.

Liệu có tiết mục nào để giúp vui cho các cụ không?

Họ trả lời có, nhưng mỗi tuần một lần, hoặc một tháng hai lần.

Họ đưa học sinh của một số trường học đến đây múa hát, an ủi người già, nhưng rất nhiều các cụ không muốn xem, không muốn tiếp xúc, nguyên nhân do đâu?

Các tiết mục đó không phù hợp với các cụ, không muốn xem bọn nhỏ nhảy múa, không muốn nghe bọn nhỏ hát hò, đây là hình thức tổ chức của Viện Dưỡng Lão ở Trung Quốc. Tôi đã có dịp nói với họ, không những các cụ không muốn xem mà tôi cũng thế.

Nghe tôi nói họ ngớ người, vì sao?

Thời đại các cụ sống, bạn nên đưa các tiết mục ca múa ngày xưa các cụ khi còn trẻ vẫn thường nghe để biểu diễn thì họ bằng lòng ngay. Họ nói những bài này tôi đã từng nghe và hát từ hồi bé, nhưng sao bây giờ nghe có vẻ lạ quá.

***