Caùc vieäc aùc khoâng laøm, moãi naêm ñöôïc bình an.
Caùc vieäc thieän neân laøm, haèng naêm ñöôïc nhö yù

luanlydaoduc.vn

THƯỜNG NIỆM THIỆN PHÁP, TƯ DUY THIỆN PHÁP, QUÁN XÉT THIỆN PHÁP

THƯỜNG NIỆM THIỆN PHÁP,

TƯ DUY THIỆN PHÁP,

QUÁN XÉT THIỆN PHÁP

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Ba độc, Phật trong Kinh Luận Đại Tiểu Thừa, Hiển Mật Giáo Học, mỗi giờ mỗi phút vì chúng ta nhắc nhở. Chúng ta thực tế là mê đã quá sâu nặng.

Ngày ngày nhắc nhở nhưng chúng ta không cách gì giác ngộ, không có cách gì hồi đầu. Đây chính gọi là nghiệp chướng sâu nặng, sâu nặng đến biến thành nhất xiển đề.

Nhất xiển đề là tiếng Ấn Độ, ý nghĩa là thiện căn đều bị đoạn hết. Thiện căn thì không thể nào đoạn, chữ đoạn này là thí dụ.

Phật có dạy thế nào, có nhắc nhở thế nào, nhưng thiện niệm của bạn đều không thể đề khởi, cho nên tuy là thiện căn chưa đoạn, nhưng dường như là đoạn rồi, nghiêm trọng đến trình độ này.

Do đây có thể biết, tham sân si giảm được một phần thì thiện căn của bạn thêm lớn một phần. Giảm được hai phần thì thiện căn thêm lớn hai phần. Thiện căn chắc chắn là lợi tha, còn tham sân si nhất định là tự lợi.

Cho nên, tự lợi là hướng xuống đọa lạc, đọa đến tận cùng là A tỳ địa ngục. Lợi tha là hướng lên trên, lên trên đến đỉnh điểm chính là cứu cánh viên mãn Phật.

Muốn cầu Phật Đạo, bạn phải chân thật hiểu được xả mình vì người, đây là Phật Đạo, đây là Bồ Tát đạo. Vì người mà ngay trong đó vẫn không thể xả mình, đây chính là trong thiện nghiệp xen tạp lấy bất thiện.

Phía trước của bộ Kinh này, Phật dạy chúng ta đạo thành Phật là thường niệm thiện pháp, tư duy thiện pháp, quán sát thiện pháp. Bất dung hào phân, bất thiện xen tạp.

Thường niệm thiện pháp là tâm thiện, thiện pháp là lìa tham sân si. Tư duy thiện pháp là ý niệm thiện. Quán sát thiện pháp là hành vi thiện. Người mà có tâm thiện, ý niệm thiện, hành vi thiện thì người này chính là Phật Bồ Tát.

Bất dung hào phân, bất thiện xen tạp. Xen tạp bất thiện là chúng sanh của chín pháp giới. Các vị phải biết, thông thường chúng ta gọi là mười pháp giới, trong mười pháp giới là tu thiện xen tạp bất thiện.

Nếu như nói là không chút bất thiện nào xen tạp, thì họ ở pháp giới nhất chân, họ không ở trong mười pháp giới. Pháp giới nhất chân là quả báo chân thật, còn pháp giới bốn Thánh của mười pháp giới là quả báo tương tợ, không phải chân thật.

***