Caùc vieäc aùc khoâng laøm, moãi naêm ñöôïc bình an.
Caùc vieäc thieän neân laøm, haèng naêm ñöôïc nhö yù

luanlydaoduc.vn

PHƯỚC BÁO TRỜI NGƯỜI HIẾU DƯỠNG PHỤ MẪU, PHỤNG SỰ SƯ TRƯỞNG, TỪ TÂM BẤT SÁT, TU THẬP THIỆN NGHIỆP

PHƯỚC BÁO TRỜI NGƯỜI

HIẾU DƯỠNG PHỤ MẪU,

PHỤNG SỰ SƯ TRƯỞNG,

TỪ TÂM BẤT SÁT,

TU THẬP THIỆN NGHIỆP

 Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Phước thứ nhất trong Tam Phước là phước báo Trời người. Nếu bạn muốn làm Phật làm Bồ Tát thì trước hết phải làm một người tốt. Ngườicũng không làm được tốt thì Phật Bồ Tát không phần.

Điều kiện cơ bản làm người, Phật nói với chúng ta bốn câu: Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự Sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp. Chúng ta phải làm cho được bốn điều này, phải thật làm mới được. Sau khi nghe rồi trở về nhà thì phải học hiếu dưỡng cha mẹ, tôn kính thầy giáo, tiếp nhận giáo huấn của thầy.

Thế nhưng hiện tại cái hiếu đạo này không còn nữa, sư đạo cũng không còn.

Đây là bi ai của người thời đại này chúng ta, đây là thực tế rõ ràng.

Người hiện đại ngay trong mắt của họ không có Tôn trưởng thì làm sao họ có thể thành tựu?

Giáo dục của thời xưa là gia trưởng cùng phối hợp mật thiết với thầy giáo để đứa bé này giáo dục thành người, đơn phương không thể làm được.

Thí dụ bạn làm cha mẹ, con cái bạn nếu như không hiếu thuận thì bạn sẽ rất khó khi mở miệng nói: Con là con cái của ta, vì sao con không hiếu thuận ta vậy?

Lời này cha mẹ không nói được ra miệng, phải do ai nói vậy?

Thầy giáo nói. Thầy giáo là người thứ ba, thầy giáo dạy học trò hiếu thuận cha mẹ.

Nhưng thầy giáo cũng không thể có yêu cầu đối với học trò là: Em là học trò của thầy, em phải tôn sư trọng đạo.

Thầy giáo cũng không thể nói ra lời này, phải do ai nói vậy?

Cha mẹ nói. Cha mẹ dạy con cái tôn kính thầy giáo, thầy giáo dạy học trò hiếu thuận cha mẹ. Hai người phối hợp với nhau thì mới dạy tốt được. 

Thành thật mà nói, cha mẹ nuôi dưỡng con cái nhưng không hề quan tâm đến sự dạy dỗ nó. Khi gặp được một thầy giáo tốt muốn nỗ lực nghiêm khắc một để dạy bảo. Những học sinh đã bị sự uốn nắn này về nhà cáo trạng với cha mẹ, thì thầy giáo còn phải đi hầu quan.

Hiện tại làm thầy giáo không dám dạy học trò. Tôi ở Đài Loan đi dạy hết năm năm, những thầy giáo chúng tôi thường hay cùng nhau rất cảm khái mà nói ra lời thật lòng của chúng tôi. Khi làm thầy nhận tiền lương, mỗi một tháng nhận bao thư tiền lương đem về thì được rồi.

Còn học sinh thì sao?

Điểm số thì cứ cho nó đạt chuẩn thì là được rồi, thì hoan hỉ rồi, đôi bên đều rất hoan hỷ. Học trò gạt thầy giáo, thầy giáo gạt học trò. Trường học gạt phụ huynh, phụ huynh gạt trường học. Gạt đến gạt lui như vậy thì trở thành thế giới lừa gạt.

Cái thế giới như vậy có thể có tiền đồ không?

Ngày nay xảy ra đến hiện tượng như vậy, chúng ta có thật lòng muốn giúp đỡ cũng không thể giúp được. Có rất nhiều người, ngay đến nhiều Pháp Sư Đạo hữu ở Trung Quốc Đại Lục đều khuyên tôi giảng Đại Kinh. Không phải tôi không muốn giảng mà tôi muốn giảng rất nhiều năm mà không có cơ hội.

Ở trong Phật Pháp gọi là chưa đủ cơ duyên. Cũng chính là nói chưa có những điều kiện này, không có hoàn cảnh này. Mọi người cần phải có phước báo. Phước báo là phải chân thật giác ngộ, có thể làm đến được hiếu kính. Hiếu thân và tôn sư là một sự việc, ngày trước thì xem trọng nhưng hiện tại thì không biết. Quên hết rồi, không có người giảng.

Bạn xem thời xưa, lấy thí dụ về Triều Nhà Thanh, cuối Triều Nhà Thanh, đầu năm dân quốc, khi người đi học thi đỗ được công danh, như cử nhân, tiến sĩ, học vị thấp nhất vào Triều Nhà Thanh là Tú Tài. Thì việc đầu tiên mà họ làm là phải hồi quy bái Tổ, không quên nguồn gốc, đó là tận hiếu. Con cháu được công danh thì đó là dốc hết hiếu đạo.

Việc lớn thứ hai khi thi đỗ công danh là phải đi bái tạ thầy giáo. Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự Sư trưởng nếu hai câu nói này đều không thể làm được thì trên đường học Phật của bạn cũng không được gì. Cái học Phật đó là nói huyền thuyết diệu, không lợi ích gì, là giả, không phải là thật.

Chân thật học Phật phải chính từ ngay đây mà làm, nếu bạn không biết cái gì gọi là hiếu, vì sao phải hiếu thì bạn nên đi đọc Kinh Địa Tạng.

Bồ Tát Địa Tạng có ba Bộ Kinh, ngoài Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện ra, còn có Đại Thừa Địa Tạng Thập Luận Kinh, Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo Kinh. Đây là Địa Tạng Ba Kinh, trong đây giảng rõ cho chúng ta nghe cái đạo lý này hiếu đạo.

Từ ngay nơi cái nền tảng này nâng cao lên thêm phước nhị thừa, đây cũng chính nói chúng ta có điều kiện tốt đẹp để làm người rồi. Vậy mới thể học Phật, mớithể trở thành đệ tử Phật, mới thể vào cửa Phật.

***