Caùc vieäc aùc khoâng laøm, moãi naêm ñöôïc bình an.
Caùc vieäc thieän neân laøm, haèng naêm ñöôïc nhö yù

luanlydaoduc.vn

NGỘ LÀ NÓI NGỘ NHẬP TỰ TÁNH, THẬT SỰ NGỘ NHẬP TỰ TÁNH

NGỘ LÀ NÓI NGỘ NHẬP TỰ TÁNH,

THẬT SỰ NGỘ NHẬP TỰ TÁNH

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Chúng ta nghe Kinh không nhập cảnh giới đó, cũng là nghe Kinh chẳng khai ngộ.

Chư vị phải biết: Nghe Kinh khai ngộ chẳng phải là nói ngộ được câu này trong Kinh giảng theo cách nào, có ý nghĩa gì, chẳng phải ngộ điều ấy, ngộ như vậy là hỏng bét rồi. Quý vị ngộ kiểu ấy, chỉ hiểu được câu ấy, lại xem đến câu kế tiếp sẽ chẳng ngộ. Ngộ là nói ngộ nhập tự tánh.

Thật sự ngộ nhập tự tánh, không chỉ hiểu trọn vẹn một bộ Kinh này, mà hết thảy các Kinh do Chư Phật Như Lai đã nói cũng hiểu toàn bộ. Các pháp thế gian và xuất thế gian không có pháp nào chẳng thông đạt, lúc đó mới gọi là khai ngộ. Một ngộ, hết thảy ngộ, chẳng phải ngộ một câu này. Chẳng có ý nghĩa như thế. Bốn câu này nhằm diễn tả tình trạng khai ngộ.

Có thể thấy thật sự nói và nghe thì chỗ nào chẳng phải là tu hành?

Luôn luôn đang tu hành, tu định. Nghe rõ ràng, rành rẽ, đó là tu huệ. Khi nghe chẳng phân biệt, chẳng chấp trước, chẳng có vọng tưởng, đấy là tu định. Thái độ nghe Kinh như vậy là định huệ đẳng học học cân bằng định và huệ, vận dụng công phu thuần thục, sẽ nhập cảnh giới, khai ngộ.

Vì thế, nghe Kinh rất kỵ khởi phân biệt trong ấy: Ở chỗ này nghĩa là gì, cách giảng như thế nào, kỵ nhất điều đó. Bởi lẽ, quý vị nghe như vậy, hoàn toàn rơi vào ý thức, rơi vào thức thứ sáu, thức thứ sáu là hắc ám, chẳng phải là quang minh, vĩnh viễn chẳng thể khai ngộ. Đây là chỗ người thời nay thua kém cổ nhân.

Nói cách khác, quý vị còn có tâm là còn có cảnh giới. Tâm và ngoại cảnh đối lập, sẽ còn có phàm, còn có Thánh, còn có y báo, còn có chánh báo, còn có một, còn có nhiều, quý vị hoàn toàn sống trong thế giới tương đối.

Đấy là chưa nhập, là phàm phu. Ắt cần phải vượt thoát tương đối, nên bất đắc dĩ nói nhất chân pháp giới. Vì thế Nhất thời là khi chứng đắc nhất chân pháp giới, cũng tức là khi bản thân chúng ta chứng đắc nhất tâm bất loạn.

Nhất chân pháp giới là sở chứng. Nhất tâm bất loạn là năng chứng. Năng và sở là một, chẳng hai, lúc ấy là thật sự chứng. Nếu năng chứng và sở chứng là hai chuyện, tâm và cảnh sẽ chẳng mất, tâm và cảnh bèn đối lập, chưa nhập.

Tâm và cảnh nhất định là một, không hai, phàm và Thánh là một, y báo và chánh báo là một, một và nhiều cũng là một, đấy mới là thật sự khế nhập. Khi ấy, con người thật sự giải thoát, thật sự tự tại. Thử chư nhị pháp, giai nhất chi thời lúc các pháp đối lập ấy đều là một thì là nhất thời.

***