Caùc vieäc aùc khoâng laøm, moãi naêm ñöôïc bình an.
Caùc vieäc thieän neân laøm, haèng naêm ñöôïc nhö yù

luanlydaoduc.vn

NGHIỆP CHƯỚNG TIÊU TRỪ RỒI THÌ QUAY VỀ TỰ TÁNH. LÀM THẾ NÀO ĐỂ TIÊU TRỪ?

NGHIỆP CHƯỚNG TIÊU TRỪ

RỒI THÌ QUAY VỀ TỰ TÁNH.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TIÊU TRỪ?

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức, đây là hạng người nào vậy?

Đây là Phật, đây là pháp thân Đại Sĩ.

Trong Kinh Hoa Nghiêm hạng người nào làm được?

Từ Sơ Trụ Bồ Tát trở lên thảy đều làm đến được. Pháp giới bốn Thánh trong mười pháp giới nói hằng thuận vẫn còn có chỗ làm không được, có thể thuận nhưng không viên mãn, không cứu cánh, đến pháp thân Bồ Tát thì cứu cánh viên mãn, thảy đều có thể hằng thuận, hành thiện có thể thuận, tạo ác cũng có thể thuận.

Tuy có thể thuận, trên hình tướng tùy thuận, trong lòng thì không hề dao động. Chỗ này phía sau khi giảng đến bốn đức thì sẽ giảng tỉ mỉ, gọi là tùy duyên diệu dụng, trong diệu dụng chính là thị hiện cái diệu dụng này.

Chúng sanh giác ngộ, diệu dụng ở ngay trong đời sống thường ngày, chưa từng gián đoạn bao giờ, tại vì sao chúng ta không hề phát hiện ra?

Vì nghiệp chướng quá nặng.

Cho nên học Phật, tu hành quan trọng nhất là tu cái gì?

Tiêu nghiệp chướng, không gì khác, nghiệp chướng tiêu trừ rồi thì quay về tự tánh.

Nghiệp chướng làm thế nào tiêu trừ?

Bạn thấy phía trước đã học qua nguyện thứ tư sám trừ nghiệp chướng, cũng có chỗ thì gọi là sám hối nghiệp chướng.

Nghiệp là gì vậy?

Nghiệp là tạo tác, ngay khi tạo tác gọi là việc, sau khi tạo xong thì gọi là nghiệp, cái nghiệp này có thiện có ác.

Chướng là gì vậy?

Chướng ngại bạn minh tâm kiến tánh, chướng ngại bạn quay về tự tánh. Trên đề Kinh này chúng ta nói Vọng Tận Hoàn Nguyên, cái vọng của bạn không tận thì cái chướng của bạn sẽ tồn tại, thì bạn không thể hoàn được nguyên.

Cái nguyên này chính là tự tánh, thông thường trong đại thừa giáo gọi là minh tâm kiến tánh, nó chướng ngại bạn minh tâm kiến tánh. Kiến tánh thì gọi là thành Phật. Đó là nghiệp chướng.

Nếu như chúng ta chân thật giác ngộ tường tận rồi, ta có nghiệp chướng, chỗ này trong Phật Pháp gọi là giải ngộ. Ngộ có hai loại, giải ngộ nhất định là ở trước, chính là bạn giác ngộ, sau khi giác ngộ phải sám hối, sau khi sám trừ nghiệp chướng đó gọi là chứng ngộ. Đây là thật, không phải là giả. Chứng ngộ bạn mới có được thọ dụng.

Thọ dụng như thế nào?

Như trên Kinh Hoa Nghiêm đã nói, bạn thảy đều có được. Bạn xem, phàm phu chúng ta cư ngụ trên địa cầu này, phàm vi đời sống rất nhỏ, nếu như chúng ta không có thông tin, công cụ giao thông không thuận tiện, phạm vi đời sống của chúng ta còn nhỏ hẹp hơn. Xã hội thời xưa, ở một cái khu nho nhỏ, đến già chết cũng không qua lại.

Hiện tại nhờ bởi truyền thông phát triển, giao thông thuận tiện, phạm vi đời sống của chúng ta mở rộng đến mức độ nào vậy?

Cũng chẳng qua chỉ là một cái địa cầu, hiện tại vẫn không thể đến các tinh cầu khác để du lịch.

Có không ít các nhà khoa học đang động não việc này, muốn đến các tinh cầu khác để thăm viếng, để du lịch, có nên hay không?

Phải nên.

Có nên nghĩ như vậy hay không?

Cái cách nghĩ này là vọng tưởng.

Nếu như bạn có thể quay về với tự tánh, phạm vi đời sống của bạn liền mở rộng, rộng đến mức độ nào vậy?

Tận hư không, khắp pháp giới là không gian đời sống của chúng ta, bạn muốn đến mười phương thế giới để du lịch, để thăm viếng có cần phải dùng công cụ giao thông hay không?

Không cần thiết. Nếu như ngày nay chúng ta chế tạo ra những cơ khí, máy móc, làm những công cụ này thì cũng giống y như trên địa cầu này của chúng ta vậy, phá hoại hoàn cảnh sinh thái tự nhiên, nó sẽ sanh ra tác dụng phụ. Chân thật là từ lúc khoa học kỹ thuật phát triển, công thương nghiệp, nông nghiệp của chúng ta, rất nhiều ngành sản xuất đều có thể sản xuất ra số lượng lớn, làm cho sinh thái tự nhiên đều bị phá hoại.

Chúng ta phải rất bình lặng mà tư duy quan sát, mà phán đoán, khoa học kỹ thuật rốt cuộc mang đến cho chúng ta lợi hay là hại?

Ta rất bình lặng để mà quán sát, mang đến cho chúng ta mười phần lợi, mang đến cho chúng ta tại hại đến chín mươi lần, các vị thử nghĩ xem có phải như vậy không?

Nếu như không có những khoa học kỹ thuật tiên tiến này, địa cầu của chúng ta nhất định không xấu đến như thế này.

Thế giới ngày cùng từ do đâu mà ra?

Cũng từ khoa học kỹ thuật phát triển mà ra, phá hoại hết cả thảy hoàn cảnh sinh thái tự nhiên, đem giáo dục luân lý, đạo đức, nhân quả của Cổ Thánh Tiên Hiền thảy đều lơ là, bỏ đi, tin tưởng khoa học, không còn tin tưởng Cổ Thánh Tiên Hiền. Thế nhưng chúng ta có mấy câu ngạn ngữ nói rất hay không tin lời người xưa, chịu thiệt ngay trước mắt.

Bạn đem giáo dục luân lý, đạo đức, nhân quả thảy đều bỏ đi hết, bạn tin vào các nhà khoa học, đến ngày tàn của thế giới ngay trước mắt chẳng phải là chịu thiệt ngay trước mắt hay sao?

Đời sống vật chất dường như là đầy đủ hơn, tốt hơn so với quá khứ, thế nhưng đời sống tinh thần không có, con người sống ở thế gian này có cảm giác bất an, đây là một hiện tượng đáng sợ đến dường nào.

***