Caùc vieäc aùc khoâng laøm, moãi naêm ñöôïc bình an.
Caùc vieäc thieän neân laøm, haèng naêm ñöôïc nhö yù

luanlydaoduc.vn

MỖI NGÀY ĐỀU PHƯỚC HUỆ SONG TU, THỜI GIAN HAI BA NĂM, CÔNG PHU CỦA HỌ ĐÃ THÀNH TỰU

MỖI NGÀY ĐỀU PHƯỚC HUỆ SONG TU,

THỜI GIAN HAI BA NĂM,

CÔNG PHU CỦA HỌ ĐÃ THÀNH TỰU

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Khi đi rõ ràng minh bạch, nói với những người quanh mình, nói với họ Đức Phật đã đến tiếp dẫn, tôi đi đây. Khuyến khích mọi người tinh tấn nỗ lực, cố gắng tu hành, tương lai gặp lại ở Thế Giới Cực Lạc.

Ở Hong Kong, Pháp Sư Đàm Hư thường nói, trường hợp trong đời Ngài tận mắt chứng kiến, là trước đây, Sư Tu Vô ở Chùa Cực Lạc tại Cáp Nhĩ Tân. Những câu chuyện này Phật Giáo gọi là công án, chính là một trường hợp. Trong truyện ký của Pháp Sư Đàm Hư, trong Ảnh Trần Hồi Ức Lục ghi chép rất nhiều.

Trong đời Pháp Sư tận mắt chứng kiến, tự thân tham dự lúc Sư Tu Vô vãng sanh. Lúc đó ông là Trụ Trì Chùa Cực Lạc, Chùa Cực Lạc là ông xây dựng. Khi xây Chùa xong, ông mời thầy mình là Hòa Thượng Đế Nhàn mở một giới đàn, mời Hòa Thượng Đế Nhàn làm Hòa Thượng đắc giới, Pháp Hội này hơn một tháng. Sư Tu Vô xuất gia từ sớm, đến xin làm công quả trong giới đàn.

Lúc đó là Pháp Sư Định Tây sau này đều ở Hong Kong hỏi thầy Tu Vô: Thầy có thể làm được công việc gì?

Sư Vô Tu nói, con hy vọng có thể cho con một cơ hội, là chăm sóc các giới tử bị bệnh trong giới đàn. Vì người rất nhiều, những bệnh như thương hàn cảm mạo cũng cần người chăm sóc, đương nhiên là việc tốt, nên đã lưu lại. Sư không biết chữ, chưa từng đi học.

Khi chưa xuất gia Sư làm nghề thợ nề, làm tiểu công. Sau khi xuất gia ở trong Chùa đều làm những công việc nặng nhọc, người khác không muốn làm Sư đều làm, nhẫn nhục chịu khó.

Nhưng Sư có một ưu điểm là nhất tâm niệm Phật, chuyên niệm Phật A Di Đà, làm việc rất siêng năng. Sư đến Chùa Cực Lạc thời gian chưa được bao lâu, hình như là mười mấy ngày. Sư liền đi tìm Hòa Thượng, tức Pháp Sư Đàm Hư, đến tìm vị Trụ Trì để xin nghỉ.

Pháp Sư Đàm Hư cảm thấy kỳ lạ, giới đàn vẫn chưa kết thúc, thầy phát tâm đến làm công quả, sao lại thoái đạo tâm rồi, có việc gì quan trọng chăng?

Sư liền nói, con không có việc gì khác, mà con phải đến Thế Giới Cực Lạc.

Hòa Thượng nghe vậy liền hỏi, ông biết trước giờ chết?

Dạ đúng vậy.

Khoảng bao lâu?

Không quá mười ngày. Ngài Đàm Hư rất coi trọng, Pháp Sư Định Tây cũng cảm thấy rất thù thắng hiếm có. Sư yêu cầu chuẩn bị cho Sư một gian phòng, chuẩn bị một ít củi, để dùng hỏa hóa khi vãng sanh. Mời vài người bạn đồng tu tiễn đưa Sư, trợ niệm giúp Sư. Hòa Thượng đều đáp ứng, được chúng tôi sẽ chuẩn bị.

Đến ngày thứ hai Sư lại đến tìm Hòa Thượng, bạch Hòa Thượng, ngày mai con sẽ đi, mọi người liền nhanh chóng chuẩn bị những thứ Sư nhờ.

Thật vậy, Sư đã vãng sanh thật, không phải giả, ngồi kiết già vậy mà ra đi. Lúc đó Hòa Thượng Đế Nhàn làm đắc giới Hòa Thượng, vẫn chưa đến thì Sư đã vãng sanh. Khi Ngài Đế Nhàn đến, thấy tình hình này vô cùng tán thán.

Người xuất gia đích thực rất nhiều Pháp Sư, Hòa Thượng nổi tiếng đều không bằng. Người trong Chùa đều coi thường Sư, nhưng vì là một người thật sự tu khổ hạnh. Việc khó nhất trong Chùa, việc mà người khác không muốn làm, Sư đều làm, suốt ngày từ sáng đến tối chỉ một câu Phật Hiệu.

Ba năm thành tựu, giống như trường hợp này rất nhiều, Phật Tử tại gia lại càng nhiều, đa phần đều là những ông bà cụ không biết chữ, thành tựu của họ rất cao. Nên chúng ta thấy được, nghe được, trong lòng phải ghi nhớ, nhất định không được khinh thường những người này.

Họ tu âm thầm, chúng ta không nhìn thấy, sự âm thầm này là gì?

Chính là một câu A Di Đà Phật, thật sự làm được như Bồ Tát Đại Thế Chí dạy: Độ nhiếp lục căn, Tịnh Niệm tương tục.

Sáu căn của họ không phan duyên bên ngoài, lời này nói như thế nào?

Họ không có tự tư tự lợi, họ không có danh văn lợi dưỡng, họ không tham hưởng thụ ngũ dục lục trần. Chỉ biết phục vụ đại chúng thường trú, hy vọng có thể làm một cách tận thiện tận mỹ, khiến mọi người đều hoan hỷ. Dùng cách này để cúng dường đại chúng, là tu phước, thật sự tu phước, phước huệ song tu. Niệm một câu A Di Đà Phật không gián đoạn, là tu tuệ.

Hàng ngày họ làm gì?

Mỗi ngày đều phước huệ song tu, thời gian hai ba năm, công phu của họ đã thành tựu. Quý vị thấy họ đi một cách rất tự tại, họ đi rất tiêu sái, thị hiện cho chúng ta thấy. Họ đi như vậy là làm chứng chuyển, một trong tam chuyển pháp luân của Như Lai. Họ không biết giảng Kinh, cũng không biết thuyết pháp, cũng không biết làm sao để độ chúng sanh. Chính bản thân họ làm chứng minh cho chúng ta, vấn đề này là thật, không phải giả.

Khi Sư Tu Vô vãng sanh, bên cạnh có mười mấy người trợ niệm, thấy Sư vãng sanh. Họ nói với Sư Tu Vô, các bậc đại đức xưa nay, công phu thuần thục tự tại vãng sanh, đều lưu lại mấy bài thơ, lưu lại bài kệ để chúng ta làm kỷ niệm, Sư cũng không thể ngoại lệ. Sư Tu Vô nói, tôi không biết chữ, chưa từng đi học.

Tôi cũng không biết làm thơ, cũng không biết làm kệ, chẳng qua tôi có mấy câu muốn nói với quý vị: Nói được không làm được, không phải chân trí tuệ. Sư chỉ nói một câu như vậy rồi ra đi. Pháp Sư Đế Nhàn nghe vậy, những người ở đó nói với ông, quả rất khâm phục. Cho nên pháp môn này được gọi là đạo tối thắng, là thật không phải giả. Pháp môn này dạy chúng ta một đời chứng được vô thượng bồ đề.

Hội Sớ lại giải thích rằng: Đối với trong tất cả thế xuất thế gian, không có gì sánh được. Sánh là nói trong đồng loại có thể sánh với nó, không có. Bất luận là Tông Môn, Giáo Môn, Hiển Giáo, Mật Giáo, pháp môn niệm Phật quả thật là đệ nhất. Có thể nói nó không có bất kỳ điều kiện gì, quý vị thấy chỉ đơn giản như thế.

Tuyệt đối không được hoài nghi, thâm tín không nghi, thật sự phát đại nguyện. Đời này ta không cầu gì cả, chỉ cầu vãng sanh Thế Giới Cực Lạc. Quý vị thấy chỉ một phương hướng, một mục tiêu. Một phương hướng là Tây Phương, một mục tiêu là Thế Giới Cực Lạc, một nguyện vọng là thân cận Di Đà, vô cùng đơn thuần.

***