Caùc vieäc aùc khoâng laøm, moãi naêm ñöôïc bình an.
Caùc vieäc thieän neân laøm, haèng naêm ñöôïc nhö yù

luanlydaoduc.vn

LUÂN LÝ, ĐẠO ĐỨC ĐỀU LÀ TÁNH ĐỨC,  ĐỀU LÀ TỰ MÌNH VỐN CÓ

LUÂN LÝ, ĐẠO ĐỨC

ĐỀU LÀ TÁNH ĐỨC,

ĐỀU LÀ TỰ MÌNH VỐN CÓ

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Tổ Tiên của chúng ta nói: Nhân chi sơ tánh bổn thiện, chúng ta phải thương cái vốn thiện của mình.

Luân lý, đạo đức đều là tánh đức, đều là tự mình vốn có, vốn có mà không thương, quý vị thương ai?

Ngũ luân, ngũ thường, tứ duy, bát đức là vốn có. Chúng ta có thể tự ái, thì Chư Thiên thiện thần đều tôn kính quý vị, bảo hộ cho quý vị, chắc chắn họ không làm hại quý vị.

Vì sao vậy?

Vì quý vị là người tốt, quý vị là người biết tự ái, người biết tự ái là người tốt. Chúng ta xem tiếp dưới đây. Hựu Tịnh Ảnh Sớ viết, nhất thiết thiền định, danh vi thiên trú. Y thiên đắc nhãn, cố danh thiên nhãn. Năng kiến chúng sanh tử thử sanh bỉ. Tử thử sanh bỉ tức là nói về lục đạo luân hồi, họ nhìn rất rõ ràng.

Trong Tịnh Ảnh Sớ nói là tu thiền định, thiên nhãn này nhờ tu mà được. Ở dưới có giải thích, Chư Thiên, sanh lên trời quả báo đó là thiên nhãn, quý vị sanh lên Cõi Trời thì tự nhiên có.

Tu Thiền, đắc định, thật sự mà nói, bốn tầng Trời trong Dục Giới không phải chỉ riêng tu thiền, sanh Thiên Thượng phẩm thập thiện này, chỉ có Thượng phẩm thập thiện, không có công phu thiền định, cao nhất chỉ có thể sanh đến Đao Lợi Thiên, tức là Tứ Vương Thiên, Đao Lợi Thiên thôi chứ lên nữa là không được.

Lên trên nữa cũng là tu thiền định, tu thiền định không thành công. Ví dụ thiền định Sơ Thiền tu đến một trăm điểm, thì quý vị đến Sơ Thiền.

Nếu quý vị có chín mươi điểm thì làm sao?

Không đến được Sơ Thiền, ở Dục Giới đệ lục thiên, Tha hóa tự tại thiên.

Tám mươi điểm thì sao?

Tám mươi điểm thì ở tầng thứ năm, đệ Ngũ thiên, Tha hóa thiên. Nếu chỉ có bảy mươi điểm, bảy mươi điểm thì ở Đâu Suất thiên, hạ thấp xuống.

Đây gọi là gì?

Là chưa đạt định, tu định chưa thành công, có chút thiền định, không đạt được tiêu chuẩn này, là sự việc như vậy. Từ Dạ Ma Thiên trở lên đều có chút định công, không có định công thì họ không đi được. Cho nên y thiên đắc nhãn, là thiên nhãn. 

Thiên nhãn thật cụ dĩ thượng lưỡng nghĩa. Hựu thiên nhãn hữu nhị chủng, nhất giả tùng báo đắc, nhất giả tùng tu đắc. Ý nghĩa của hai loại này đã nói ra rồi.

Trong Đại Trí Độ Luận nói là báo đắc, sanh đến Cõi Trời thì có, trong Tịnh Ảnh Sớ nói điều này, Tịnh Ảnh là tiểu Huệ Viễn, Đại Sư Huệ Viễn ở Triều Đại Nhà Tùy.

 Lời Chú Giải của Vô Lượng Thọ Kinh gọi là Tịnh Ảnh Sớ. Ngài nói là tu đắc. Tịnh Ảnh sở vân, thị chỉ tu đắc giả. Sanh ư Sắc Giới Chư Thiên, tự nhiên sanh đắc chi tịnh nhãn, thị vi báo đắc. Vị tùng quả báo nhi đắc, bất lại tu thành dã.

***