Caùc vieäc aùc khoâng laøm, moãi naêm ñöôïc bình an.
Caùc vieäc thieän neân laøm, haèng naêm ñöôïc nhö yù

luanlydaoduc.vn

HIẾU THÂN TÔN SƯ LÀ ĐỆ TỬ QUY, TỪ TÂM BẤT SÁT LÀ CẢM ỨNG THIÊN

HIẾU THÂN TÔN SƯ LÀ

ĐỆ TỬ QUY, TỪ TÂM BẤT SÁT

LÀ CẢM ỨNG THIÊN

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân, tu ngũ niệm môn hành thành tựu, cuối cùng được sanh cõi nước An Lạc, gặp được Đức Phật A Di Đà. Giờ trước chúng ta đã học đến đoạn này.

Trong Luận Vãng Sanh đoạn này là quan trọng nhất, chúng ta cần đặc biệt lưu ý. Chữ thiện trong thiện nam tử, thiện nữ nhân này. Tiêu chuẩn của thiện là phước thứ nhất trong Tịnh nghiệp tam phước.

Thứ nhất: Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ bi bất sát, tu Thập Thiện Nghiệp. Trong bốn câu này ba căn Nho Thích Đạo, đều bao hàm trong nó.

Hiếu thân tôn sư là Đệ Tử Quy, từ tâm bất sát là Cảm Ứng Thiên. Hai nền tảng này, kế đến học tập Thập Thiện Nghiệp, cho nên trong câu này, ba căn Nho Thích Đạo đều đã nói đến. Nói cách khác ba căn của Nho Thích Đạo không làm được, thì không phải là thiện nam tử, thiện nữ nhân. Tiêu chuẩn này nhất định phải ghi nhớ.

Từ đó cho thấy, ba căn này là vô cùng quan trọng. Người đầy đủ ba căn này, mới là thiện nam tử, thiện nữ nhân của thế gian. Chúng ta đọc đoạn Kinh Văn này thì chúng ta cũng có phần, nếu như không làm được, thì thiện nam tử, thiện nữ nhân không bao gồm chúng ta.

Trên Kinh Văn đã nói rất rõ ràng, phải là thiện nam tử, thiện nữ nhân, tu ngũ niệm môn hành thành tựu. Nếu như điều thứ nhất của Tịnh nghiệp tam phước mà chúng ta không làm được, thì chúng ta tu ngũ niệm môn hành không thể thành tựu được. Không thể thành tựu thì không thể vãng sanh.

Chúng ta hy vọng trong đời này, chắc chắn phải được sanh Tịnh Độ, phải thân cận Phật A Di Đà, thì ba căn này không thể không nỗ lục học tập. Ba thứ này đều không thâm sâu, đặc biệt là Đệ Tử Quy.

Thầy Thái Lễ Húc dùng bốn mươi giờ đồng hộ để giải thích tường tận, ông giảng qua rất nhiều lần, giảng đến thuộc lòng. Chúng ta dùng bộ băng đĩa này của ông là được rồi.

Con người thường thấp thỏm không yên, học thứ gì cũng không siêng năng, nghe một lần, hai lần, ba lần không đủ. Ít nhất phải nghe ba mươi lần, bốn mươi giờ đồng hồ. Một ngày nghe mười giờ đồng hồ, bốn ngày nghe được một lượt, bốn mươi ngày nghe mười lượt.

Nếu như một ngày chỉ nghe bốn giờ đồng hồ, một ngày bốn giờ đồng hồ, mười ngày nghe một lượt, như vậy cần thời gian là một trăm ngày quý vị mới có thể nghe đủ mười lần. Một trăm ngày không phải là dài, hơn ba tháng, cái rễ này đã bám vào rồi, sẽ bám thật chắc chắn, sau đó nghe Cảm Ứng Thiên sẽ thấy dễ dàng hơn nhiều.

Vì sao?

Vì bốn mươi lần nghe Đệ Tử Quy, tâm của quý vị định được rồi, chỉ cần tâm định được, thì học cái gì cũng rất nhanh. Quý vị lại dùng thời gian ba tháng để học Cảm Ứng Thiên, sau khi học xong Cảm Ứng Thiên, lại dùng thời gian ba tháng học Thập Thiện Nghiệp Đạo.

Thời gian một năm, ba cái căn này bám sâu kiên cố, phước thứ nhất của Tịnh nghiệp tam phước quý vị đã đạt được.

Nhất định quý vị phải ghi nhớ, bốn mươi tám lời nguyện của Đức Phật A Di Đà, tu bao lâu mới thành tựu?

Năm kiếp mới thành tựu, mới có thể chiêu cảm được Thế Giới Tây Phương Cực Lạc thù thắng trang nghiêm như vậy. Nếu như chúng ta dùng thời gian một năm, thật sự đều buông xả hết, đem ba căn này bám vào.

Nói cách khác, công đức trang nghiêm này quý vị thật đã đạt được. Giống như xây nhà vậy, nền móng của quý vị được đáp tốt, thì ngôi nhà của quý vị xây không có vấn đề gì, sẽ thành tựu.

Ngày nay khó khăn lớn nhất của chúng ta khi học Phật, chính là không có căn bản. Quý vị xem thời gian một năm nên nắm vững nền tảng, sau khi nắm vững nền tảng, có thời gian hai năm, tôi tin rằng vãng sanh đã nắm trong tay. Hai năm nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu, sự huân tu của hai năm đã đầy đủ.

Đối với bản thân mà nói, thật sự đã bỏ ác làm thiện, chuyển mê thành ngộ. Vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc là chuyển phàm thành Thánh, thì công đức của quý vị đã viên mãn.

Tại vì sao không làm?

Thế gian này những thứ tạp nham nhơ nhớp đều buông xả, trong tâm thường xuyên có những thứ này, gọi là tâm luân hồi tạo nghiệp luân hồi.

Tạo nghiệp luân hồi làm sao có thể ra khỏi luân hồi lục đạo?

Phật A Di Đà chắc chắn là mỗi niệm đều hy vọng chúng ta sớm ngày đến Thế Giới Cực Lạc, mà tự chúng ta đối với luân hồi lục đạo này lại còn chấp trước như vậy, thế thì khó buông xả, như vậy là sai rồi. Hy vọng từ trong này chúng ta thực sự giác ngộ, siêng năng nỗ lực, y giáo phụng hành.

***