Caùc vieäc aùc khoâng laøm, moãi naêm ñöôïc bình an.
Caùc vieäc thieän neân laøm, haèng naêm ñöôïc nhö yù

luanlydaoduc.vn

ĐỨC HẠNH CỦA TRẪM KHÔNG BẰNG HÁN VĂN ĐẾ MÀ LẠI TIÊU SỐ TIỀN VƯỢT HƠN HẲN HÁN VĂN ĐẾ

ĐỨC HẠNH CỦA TRẪM KHÔNG

BẰNG HÁN VĂN ĐẾ MÀ LẠI

TIÊU SỐ TIỀN VƯỢT

HƠN HẲN HÁN VĂN ĐẾ

Giảng giải: Pháp Sư Thành Đức
 

Nghiêm khắc với chính mình thì đức hạnh của mình mới nhanh chóng được nâng cao, thì những dục vọng này buông bỏ được càng nhanh, từ trong tâm mọi người đều khâm phục bạn. Các vị không nên yêu cầu họ, khống chế họ, dần dần họ sẽ bị các vị cảm hóa, đó không phải là tự nhiên họ đã khâm phục các vị sao.

Bước tiếp theo là thay đổi. Nếu các vị cưỡng ép, sự khống chế dục vọng này gây ra sự đau khổ cho người khác thì kết quả ngược lại. 

Cho nên bản thân không nên buông thả theo dục vọng, phải biết tiết chế dục vọng. Nhưng đối với mọi người có thể bao dung, không nên yêu cầu quá đáng, nên dùng đức hạnh thực sự của các vị thì sẽ tự động cảm động, cảm hóa được những người xung quanh, như vậy mới đúng.

Chánh kỷ nhi bất cầu ư nhân, tắc vô oán. Không làm cho mình trở nên chân chánh mà yêu cầu người chân chánh thì chắc chắn sẽ có nhiều oán hận.

Lịch quán hữu gia hữu quốc, những từ hữu gia, hữu quốc này họ có thể hưng thạnh, chính là kỳ đắc chi dã, gia đình, quốc gia thịnh vượng.

Mạc bất giai ư cần kiệm, cho nên cần kiệm là cái gốc của việc chăm lo gia đình. Chỉ cần có cần kiệm thì gia đình này chắc chắn thịnh vượng, chỉ cần quốc gia cần kiệm thì chắc chắn sẽ giàu mạnh.

Kỳ thất chi dã. Quốc Gia gia đình đều suy yếu hoàn toàn do sự xa xỉ gây ra. Vì vậy, tiết kiệm thì có thể tiết dục, xa xỉ thì sẽ phóng túng dục tình. Phóng tình giả thì rất nguy hiểm, cả thân tâm cũng rất nguy hiểm, sức khỏe sẽ bị phá hủy.

Các vị xem, những người trẻ hiện nay sức khỏe càng ngày càng tệ, đều là do không biết trọng điểm của sự tiết dục. Tiết dục giả an.

Các vị xem, một gia đình biết cần kiệm thì cuộc sống của họ rất dư dả, rất yên ổn. Hơn nữa, không chỉ hiện tại yên ổn, thế hệ sau của họ cũng yên ổn, bởi vì thế hệ sau cũng đã nuôi dưỡng được thái độ sống cần kiệm.

Việc cần kiệm này, Đường Thái Tông cũng làm một tấm gương tốt cho chúng ta. Thái Tông là một Hoàng Đế thành công như vậy, chắc chắn không phải là sự ngẫu nhiên.

Vào năm Trinh Quán thứ hai, có vị quan can gián, y theo trong Lễ Ký nói: Vào tháng cuối mùa hạ, tháng cuối cùng của mùa hè có thể cư trú ở trên nhà sàn.

Vì sao vậy?

Bởi vì mặt đất tương đối ẩm ướt, mùa hè Trời mưa nhiều. Mùa thu, mưa thu cũng vừa mới bắt đầu, trong cung tương đối ẩm ướt. Sự ẩm ướt thì không tốt cho sức khỏe, cho nên có thể cất nhà sàn để ở. Đúng ngay lúc mười mấy tuổi thì Hoàng Đế Thái Tông đã rong ruổi nơi sa trường, dầm sương dãi nắng, ông cũng bị bịnh phong thấp.

Cuối cùng, họ thỉnh cầu Hoàng Đế Thái Tông xây dựng một căn gác để ở, Hoàng Đế trả lời: Trẫm tuy là bị bịnh phong thấp, không thích hợp trú ở những nơi ẩm ướt. Các khanh tuy đều đến cầu xin ta xây dựng một căn gác, nhưng chi phí quá nhiều, tiêu tốn số tiền quá lớn.

Thái Tông nhắc đến thời Hán Văn Đế, họ luôn lấy Cổ Thánh Tiên Hiền làm tấm gương, Văn Đế cai trị thời Văn Cảnh cũng rất hưng thịnh, Nhà Vua muốn xây một sân phơi, nhưng bởi vì phải tiêu tốn số tiền của mười dòng họ, Hán Văn Đế nghe xong trong lòng không đành, cho nên liền không xây sân phơi.

Hoàng Đế nói: Đức Hạnh của trẫm không bằng Hán Văn Đế mà lại tiêu số tiền vượt hơn hẳn Hán Văn Đế, lẽ nào một quân vương phụ mẫu của thiên hạ phải làm những việc này sao?

Các vị quan đã năm lần bảy lượt thỉnh cầu, Nhà Vua vẫn giữ nguyên ý định, không đồng ý dựng lầu gác này.

Thái Tông thật đáng quý! Trên làm thì dưới noi theo. Vào lúc đó, có một vị đại quan là Cụ Sầm Văn Bổn làm đến chức Trung Thư Lệnh, đây là quan lớn cấp bộ trưởng, nhà của cụ cũng tương đối trũng thấp, cũng khá ẩm ướt, trang trí của cả căn nhà vô cùng giản dị. 

Có người khuyên với cụ nên tích lũy một chút tài sản cho mình, kêu cụ đi mua đất đai hoặc là xây dựng nhà cho to lên, làm cho thoải mái một chút.

Văn Bổn than vãn: Tôi vốn là một người nông dân áo vải ở Nam Dương tỉnh Hà Nam, nghĩa là một người dân bình thường, cũng không có lập công lao hãn mã nào, nghĩa là không có rong ruổi nơi sa trường để lập công lao hiển hách.

Ông là một vị quan văn dùng bút mực để viết những lời bẩm tấu, can gián cho quốc gia, sau này được làm đến chức quan Trung Thư Lệnh. Bản thân ông cảm thấy như vậy là đã quá lắm rồi, đã đạt được đỉnh điểm rồi, đã chịu ơn quá lớn với Hoàng Đế, với quốc gia rồi.

Bổng lộc cao như vậy, ông tiếp nhận đã cảm thấy trong lòng rất bất an, cảm thấy ân đức của quốc gia rất lớn, làm sao mà còn nói bản thân lại đi kinh doanh sản nghiệp kiếm thêm chút đỉnh tiền nữa, ông nhất định không thể làm như vậy được.

Những người đến khuyên nghe ông nói như vậy, than vãn như vậy là đã thoái rồi. Những vị quan này cũng rất là cần kiệm, cũng là học theo Hoàng Đế Thái Tông.

Căn nhà của Thừa Tướng Ngụy Trưng cũng vô cùng giản dị, thậm chí là rất sơ sài. Vốn là muốn xây dựng cung điện của Triều Đình, nhưng Hoàng Đế Thái Tông biết được nên mang phần gỗ đó di chuyển toàn bộ đến nhà Thừa Tướng Ngụy Trưng để xây cất. Nhà Vua rất quý trọng Đại Thần cấp dưới của mình.

Chúng ta tiếp tục xem câu kế tiếp: Bão phác tử, bổ dụ.

Chúng ta cùng nhau đọc đoạn văn một lần: Lệnh cấm không rõ ràng nhưng lại dùng hình phạt hà khắc để dẹp yên họa hoạn. Triều Đình đối với chiến sự mưu hoạch không thích đáng, không phản tỉnh, lại dốc hết binh lính đi xâm lược các nước láng giềng.

Việc đó giống như cắt bỏ hoa màu để tiêu diệt châu chấu, chặt hết cây cối để tiêu diệt sâu mọt, tự nuốt thuốc độc để tiêu diệt chấy rận, tháo bỏ phòng ốc để xua đuổi chim chóc chuột nhà.

Đoạn này nói đến Nhà Vua trong quân đạo có phần trừng phẫn của tu thân. Làm lãnh đạo không nên quá nóng giận, phải nên biết điều phục cơn nóng giận, phẫn nộ của mình.

Cấm lệnh bất minh, nghĩa là luật lệ của quốc gia không rõ ràng. Nhi nghiêm hình dĩ tĩnh loạn. Luật lệ không rõ ràng, người dân không biết làm thế nào mới đúng, cuối cùng là có những cuộc bạo loạn. Trái lại, họ dùng hình phạt rất nghiêm khắc để trấn áp. Điều này chính là dùng tâm phẫn nộ để xử lý sự việc, để đối xử với người dân. Điều này không đúng.

Vì vậy, trong Luận Ngữ, Khổng Tử có nói một đoạn, nhắc nhở đúng điểm yếu của những người lãnh đạo.

Phu Tử nói: Không dạy bảo mà giết gọi là ác nghiệt, không răn đe mà muốn thấy thành tựu thì gọi tàn bạo. Chúng ta nên ôn tập trước khi giảng qua. Mạn lệnh chí kỳ vị chi tặc, do chi dư nhân dã, xuất nạp chi lận, vị chi hữu tư.

Chúng ta khâm phục lời giáo huấn của Phu Tử, lúc nào cũng thuận theo sự vật. Có một điều căn bản để suy nghĩ, để giải quyết, không giáo dục cho họ mà xử phạt họ, thậm chí là sát hại họ.

Vị chi ngược, sự tàn bạo này đối với người dân, bao gồm việc dạy học ở trong trường của chúng ta, không giáo dục mà lại xử phạt, gọi là ngược đãi trẻ em. Đây không phải là một vị Vua của người, là sự việc mà thầy của người nên làm.

Chúng ta có trách nhiệm dạy họ cho tốt, có trách nhiệm dạy cấp dưới cho tốt. Nhất là hiện nay, văn hóa truyền thống của thế hệ này, đạo lý làm người tương đối bị khiếm khuyết, họ cũng là những người chịu thiệt hại, họ cũng rất đáng thương.

Vì vậy, chúng ta phải dùng tâm nhẫn nại để chăm sóc dạy bảo họ, họ có duyên với chúng ta một ngày thì chúng ta liền tận tâm một ngày. Một vị lãnh đạo lòng dạ phải rộng lớn, lòng khoan dung phải lớn. Lượng lớn thì phước lớn.

Không nên nói: Ây da, anh nhân viên này lãng phí rất nhiều thời gian của tôi. Giả như anh ấy thật sự vẫn có duyên với các vị thì các vị nên chân thành quan tâm anh ấy mới đúng. Thiệt thòi là phước.

Người Phúc Kiến chúng ta có câu nói: Ông Trời thương yêu những người khờ khạo chất phác, nghĩa là không so bì tính toán với họ, có thể bố thí rất vui vẻ. 

Các vị tận tâm tận lực quan tâm tốt đến những người trẻ hiện nay, cũng chính là giúp đỡ cho đất nước giáo dục họ, sau này họ phải xây dựng gia đình, cũng phải gánh vác quốc gia trong tương lai. Các vị dạy được một đứa trẻ hiểu biết chuyện thì công đức vô lượng, hơn nữa nói thật là thầy và trò cùng tiến bộ.

Các vị thật sự dùng tâm để dạy thì đức hạnh, năng lực của các vị sẽ được nâng cao hơn, thiên hạ thật sự không có chuyện bị thiệt thòi. Chân thành an trú trong duyên phận, tận tâm tận lực mà làm thì mới đúng. Càng đáng quý hơn là canh giữ cho tốt cái tâm này, là phúc hậu, nhân ái mà không hà khắc.

Bất giới thị thành. Không đi khuyên giải cho người dân, còn mở to mắt nhìn họ làm sai mà thấy vui sướng, kéo họ trở lại rồi xử phạt. Điều này gọi là tàn bạo, chính sách tàn bạo. Mạn lệnh chí kỳ, nghĩa là một số đạo luật công bố rất chậm, sau đó thì lại kêu người dân lập tức tuân thủ, nếu không tuân thủ thì liền phạt.

Các vị làm sao mà phản ứng chứ?

Là vấn đề của quốc gia nào?

Đây gọi là làm tổn thương người dân.

Hay là với tình huống như vậy ở đơn vị của chúng ta làm sao mà phản ứng mạnh mẽ như vậy chứ?

Ta phải đi điều tra kỹ càng những tình huống này, tìm hiểu cho thật kỹ sự việc, nếu không thì ta sẽ tạo ra nghiệp ác. Do chi dư nhân dã, điều này thật sự là vị lãnh đạo nên trọng nghĩa khinh tài, nên đem tiền của mà tận tình chăm sóc cho người dân.

Nhưng nếu các vị tính toán tiền tài với người dân thì giống như một nhân viên kế toán thu chi rất keo kiệt, một xu cũng không lọt, vậy thì quân vương này của bạn có chút giống như quan lại tàn ác, không có được khí khái độ lượng của một vị Hoàng đế, một vị quân vương rồi. Chúng ta ôn lại một câu chuyện.

Văn Vương hỏi Khương Thái Công: Làm sao để cai trị thiên hạ?

Thái Công nói: Vương quốc phú dân, bá quốc phú sĩ, cẩn tồn chi quốc phú đại phu.

Nếu quốc gia diệt vong thì kho tài sản của quân vương sẽ bị mất, có nhớ hay không?

Phục hồi trí nhớ lại chưa?

Trong Cổ Văn độc bổn, điều này nói vô cùng quan trọng. Chỉ cần để cho người dân sống tốt thì quốc gia này chắc chắn sẽ mạnh. Chỉ cần bản thân Hoàng Đế có tài sản, bản thân quân vương có tài sản thì quốc gia này nhất định sẽ diệt vong.

Kết cuộc Văn Vương nói: Tốt rồi, nói rất hay!

Khương Thái Công tiếp tục nói một câu: Túc thiện bất tường, biết việc thiện mà không đi làm ngay thì không có được sự may mắn. Văn Vương nghe xong lập tức hiểu ra, liền mở hết cửa kho, toàn bộ những người góa bụa cô đơn đều được giúp đỡ.

Mọi người nên nhớ câu nói này: Túc thiện bất tường, biết được việc làm tốt mà không noi theo, đây là điều không may. Văn nghĩa bất năng tỉ, bất thiện bất năng cải, thị ưu. Khí phách này của Khổng Tử là nghe được việc đạo nghĩa, việc làm tốt phải lập tức làm ngay. Thật ra, nếu không lập tức làm ngay thì bị quên.

Minh nhật phục minh nhật, minh nhật hà kỳ đa, ngã sanh đãi minh nhật, vạn sự thành sa đà. Được rồi, chỗ này nhắc đến cấm lệnh bất minh, không phản tỉnh chính mình thì làm không được thỏa đáng.

Không phản tỉnh chính mình, ngược lại dùng hình phạt nghiêm khắc để trấn áp, để xử phạt người dân, điều này chẳng được thỏa đáng. Vào thời của Tùy Dạng Đế, đây là Hoàng Đế Thái Tông đang tưởng nhớ lại, Tùy Dạng Đế lúc đó đã bắt oan khoảng hai ngàn người trộm cướp.

Có một vị quan đã đi điều tra. Về cơ bản thì tất cả đều là bị oan, hình như chỉ có bảy người hay là chín người vẫn chưa thể xác định được nơi xảy ra vụ án lúc đó xảy ra ở chỗ nào, hơn một ngàn chín trăm người khác đều chứng minh được cơ bản là vô tội.

Nhưng những vị quan Đại Thần đi điều tra xong nói: Hoàng Đế đã ra lệnh rồi, chúng tôi không dám cãi lại lệnh của Hoàng Đế. Rốt cuộc là chém chết hơn một ngàn chín trăm người. Như vậy thì đâu có đạo lý không mất nước chứ.

Họ xử người dân về tội gì?

Đương nhiên ngoài Tùy Dạng Đế hồ đồ ra thì những vị quan này cũng thật sự là phải bị đọa địa ngục. Đâu thể nói Hoàng Đế đã ra lệnh rồi thì xem hơn một ngàn chín trăm mạng người như cỏ rác.

Các vị nói xem, người dân không tạo phản, đó mới là điều kỳ lạ đúng không?

Các vị nói xem, hơn một ngàn chín trăm gia đình này có thể đồng ý với quốc gia không?

Người được lòng dân thì được thiên hạ, người làm mất lòng dân thì chắc chắn sẽ mất thiên hạ. Hoàng Đế Thái Tông luôn luôn lấy Triều Nhà Tùy làm tấm gương, đây cũng là chỗ hiếm thấy của ông.

Câu tiếp theo: Miếu toán bất tinh, nhi cùng binh dĩ xâm lăng. Miếu toán bất tinh là chỉ chính sách trọng đại của quốc gia, hoặc là lập kế hoạch việc quân sự to lớn của quốc gia. Nhận định không thích hợp, không chuẩn xác, không chỉ không phản tỉnh, mà còn dùng triệt để lực lượng của mình đi xâm lăng các nước láng giềng.

Việc này cũng làm cho dân chúng của nước láng giềng phẫn nộ. Hơn nữa, bản thân mình đã sai mà còn đi đánh người khác, việc này cũng rất khó nhận được sự chấp nhận của dân chúng trong nước. Hành vi như vậy chắc chắn sẽ chiêu cảm đại họa đến.

Điều căn bản này không được phản tỉnh là do tính khí cáu kỉnh làm chủ, cái tâm sân hận đã làm chủ. Làm như vậy, như chúng tôi vừa mới nói, không  chịu phản tỉnh mà còn trách mắng người dân, không chịu phản tỉnh mà còn đi đánh các nước láng giềng, thì quốc gia này sẽ nhanh chóng bị diệt vong.

Cách họ hành xử như vậy, thí dụ giống như cái gì?

Do sám hòa dĩ kế hoàng trùng. Từ hòa này ý nói là hoa màu, nghĩa là hết thảy hoa màu đều bị cắt bỏ hết để giết chết châu chấu. Nghĩa là nói Nhà Vua muốn trừ bỏ châu chấu cho nên mới cắt bỏ hết toàn bộ hoa màu. Chính là nói Nhà Vua luôn luôn giải quyết vấn đề trong sự phẫn nộ, rốt cuộc là đất nước cũng bị ông phá hủy.

Vì vậy, cả một đời người, điều hối hận nhất là những sự việc gây ra trong cơn nóng giận. Con người nếu như không hối hận, nếu như không tạo ra những sai lầm chẳng có cách nào xoay chuyển, nhất định phải nên kiềm hãm lại.

***