Caùc vieäc aùc khoâng laøm, moãi naêm ñöôïc bình an.
Caùc vieäc thieän neân laøm, haèng naêm ñöôïc nhö yù

luanlydaoduc.vn

ĐÓ KHÔNG PHẢI LÀ NGHE BÌNH THƯỜNG, NGÀI TƯƠNG ƯNG VỚI CHÂN NHƯ TỰ TÁNH

ĐÓ KHÔNG PHẢI LÀ NGHE 

BÌNH THƯỜNG, NGÀI TƯƠNG ƯNG

 VỚI CHÂN NHƯ TỰ TÁNH

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Thiên tai thật sự xảy ra, thiên tai này là cộng nghiệp chiêu cảm, thiên tai đã xảy ra. Rất nhiều người gặp nạn, nơi đến của mỗi người không giống nhau.

Chúng ta tu thật tốt Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, thiên tai xảy ra liền đến Thế Giới Cực Lạc, như vậy có gì không tốt?

Ngày ngày hướng về Thế Giới Cực Lạc, ngày ngày nhớ đến Phật A Di Đà, chúng ta sẽ thấy được, cho nên đây là việc tốt.

Không thì sao?

Không, thì chúng ta ở lại thế gian thêm vài năm. Nên biết rằng, ở thêm vài năm, là nâng cao cảnh giới của chính mình. Trong Kinh Đức Phật nói, tu hành một ngày ở Thế Giới Ta Bà, bằng Thế Giới Cực Lạc tu hành một trăm năm.

Vì sao vậy?

Vì Thế giới này không như Thế Giới Cực Lạc. Thế Giới Cực Lạc rất bình an, không có trắc trở. Thế giới này là sóng to gió lớn, nếu ta đầy đủ giới định huệ, sẽ nâng cao rất nhanh.

Nếu vẫn còn mang tập khí tham sân si sâu nặng, ta sẽ bị đọa lạc thật nhanh, lên nhanh xuống cũng nhanh. Thế Giới Cực Lạc bình bình an an, cho nên sự tăng tiến rất chậm, lời Phật nói ở đây chúng ta cần phải hiểu. Nếu thiên tai này không xảy ra, chúng ta lưu lại thế gian này, cảnh giới tăng tiến thật nhanh, đến Thế Giới Cực Lạc phẩm vị rất cao.

Nói tóm lại, phải buông bỏ nhân duyên của thế gian này, đừng lưu luyến, đừng để trong lòng, như vậy là đúng. Chúng ta thật sự khai giải, thật sự hiểu rõ. Tín giải thật sự, mới có thể sanh khởi hành chứng thật sự, chứng của Tịnh Tông nghĩa là vãng sanh.

Lại ghi nhớ rõ ràng, ký ức phân minh, đối với những pháp nghe được, ký ức không quên, rõ ràng phân minh, cho nên gọi là nhớ rõ.

Đây là nói rõ, Tỳ Kheo Pháp Tạng trong hội Tự Tại Vương Phật, đích thực là tài cao trí tuệ dõng mãnh, thiện căn sâu dày, định tuệ hơn người, người bình thường không thể sánh được. Nghe Kinh dạy học giống như Tôn Giả A Nan vậy, nghe qua một lần, Ngài vĩnh viễn không quên, đây gọi là nhớ rõ, ký ức không quên.

Người có năng lực này, mới có thể truyền thừa chánh pháp của Như Lai, hạng người này không nhiều. Trong hội của Phật chỉ có A Nan, cho nên A Nan phải gánh sứ mạng, sau khi Phật diệt độ kiết tập Kinh Tạng. Lúc Thế Tôn tại thế giảng Kinh Thuyết Pháp suốt bốn mươi chín năm, không có văn tự.

Chư vị nên biết, chư vị đồng học cũng không như hiện nay, dùng công cụ giấy bút để ghi chép, đều không có. Mà sau khi Phật diệt độ, mọi người cảm thấy giáo huấn của Thế Tôn, các đệ tử phải có trách nhiệm, đem nó lưu truyền cho hậu thế. Đây là Tôn Giả Đại Ca Diếp, phát khởi sự nghiệp kết tập Kinh Điển lớn lao này.

Do Tôn Giả Ca Diếp chủ trì công việc này, Tôn Giả A Nan đảm nhiệm trùng tuyên. Trí nhớ của Ngài A Nan cực kỳ tốt, theo Phật thời gian dài, mỗi bài Thuyết Pháp của Phật Ngài đều tham dự. Bởi thế có người nói, ngày Tôn Giả A Nan ra đời, là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo.

Tôn Giả A Nan hai mươi tuổi xuất gia, làm thị giả cho Đức Thế Tôn. Kinh Điển hai mươi năm trước Đức Phật giảng, Ngài không nghe được. Chư vị nên biết, hai mươi năm này, những Kinh Điển mà Đức Phật giảng dạy gồm A Hàm mười hai năm, Phương Đẳng tám năm, là hai mươi năm.

Tôn Giả A Nan tham dự nghe Kinh, lúc đó Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng Kinh gì?

Giảng Bát Nhã. Đến thời kỳ thứ ba, Đức Phật giảng Bát Nhã hai mươi hai năm.

Vậy Kinh Tạng Tiểu Thừa, Tôn Giả A Nan làm sao kiết tập?

Trong Kinh này cũng có nói, Tôn Giả A Nan xuất gia có đưa ra điều kiện với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, trong điều kiện có điều này: Tất cả Kinh Điển Đức Thế Tôn Giảng trước đây, Ngài chưa được nghe, hy vọng Đức Thế Tôn nói cho Ngài nghe lại một lần, có điều kiện này, dạy bù cho Ngài A Nan.

Chúng ta có lý do tin rằng, Ngài A Nan có trí nhớ tốt như vậy, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là bậc viên thành Phật đạo, đương nhiên cũng có năng lực này, điều này có thể tin. Khi không có người thỉnh pháp, Đức Thế Tôn giảng lại cho Ngài A Nan nghe những Kinh đã giảng trước đó, đây gọi là nhớ rõ.

Bên dưới nói: Đều là đệ nhất. Niềm tin của Ngài đệ nhất, hiểu đệ nhất, trí nhớ đệ nhất, Ngài đều là đệ nhất. Đều là đệ nhất, trong chú giải có hai cách nói.

Thứ nhất, chí cao vô thượng, không ai có thể vượt qua, trong hàng đệ tử không ai sánh được với Ngài.

Thứ hai, những gì Ngài tin, hiểu, khế nhập, đều khế nhập đệ nhất nghĩa đế, nên gọi đều là đệ nhất, ý này rất sâu sắc.

Đây là các bậc Tổ Đức xưa nay thường hay nói tiêu quy tự tánh, những gì Ngài tin, hiểu, nghe được đều có thể trở về tự tánh. Đó không phải là nghe bình thường, Ngài tương ưng với chân như tự tánh.

***